Tỳ Bà Quốc Âm tân truyện (AB.272)

Creator:
Kiều Oánh Mậu
Published/Created:
ca. 1946-1956
Notes:
According to historian Trần Văn Giáp in his study of Hán-Nôm, there are several versions of Tỳ Bà Quốc Âm Tân Truyện and they are all written based on a Chinese story “Tỳ Bà Ký” of Cao Minh. One version in Nôm was composed by Kiều Oánh Mậu, it was carved on woodblock in 1912 (Duy Tân Nhâm Tý) by Áng Hiên Hàng Đào publishing house. At the preface dated 1891, Kiều Oánh Mậu acknowledged that his work was inspired by Tỳ Bà Ký of Cao Đông Gia (this is probably the pseudonym of Cao Minh). Included in the preface are some other introductions written in Hán by Nguyễn Thuật, Khiếu Năng Tĩnh, Nguyễn Khắc Vĩ, Trần Lưu Huệ, Bùi Khánh Diễn, Ngô Vi Lâm, Phạm Tảo, Nguyễn Duy Nhiếp, especially there is an article named “Nhuận đính Tỳ bà truyện tự" (“Copy and edit Tỳ bà truyện”) of Dương Khê dated 1900. When conveying Cao Minh’s “Tỳ Bà Ký” into Nôm, Kiều Oánh Mậu fully respected the original work in term of the characters, plots, chronicle of events as well as the moral philosophy. It is a story of Sái Ung (nicknamed Bá Giai) who was a devoted son and a loving husband. His wife’s name was Triệu Ngũ Nương with whom he fell in love when hearing her playing Tỳ Bà (a Vietnamese traditional plucked string instrument related to the Chinese pipa. It is made of wood, with a distinctive pear shape and four strings made of nylon, formerly twisted silk). After two months of marriage, Sái Ung, going through a lot of self debate and hesitation but was forced by his father and was supported by his neighbor named Trương, finally decided to attend the highest imperial examination and passed. The Emperor threw a party for him and in this party a Government Head Official who was a widower, wanted him to marry his daughter. Sái Ung wanted to reject the proposal and withdrew from the royal position that he was about to be appointed. However, the Emperor’s order was already issued and put him in the dilemma. Sái Ung had no choice but to marry Mr Ngưu’s daughter and stayed in the capital even though his heart and mind were longing for the day to reunite with his parents and his first wife. During that time, Triệu Ngũ Nương devoted all her time, money and energy to take care of her parents-in-law and vowed to wait for her husband to return. She faced many challenges. When Mr. and Mrs. Sái got sick and passed away, she left the village to look for her husband. On her way, she stopped by a temple and played Tỳ Bà, she also brought the painting of her parents-in-law out to pray… Sái Ung’s second wife, feeling her husband’s sadness, convinced him to tell the truth. After hearing the story, she asked for her father’s permission to take him back to his home village. Her father sent a servant to look for Sái Ung’s parents and the first wife but when the servant got there, the parents had already passed away and Triệu Ngũ Nương had already left. However, the day Triệu Ngũ Nương stayed at the temple, Sái Ung and his second wife also visited it. When the servants came in to clear the way, Triệu Ngũ Nương had to step out in a hurry and forgot to put away the painting. Sái Ung saw the painting and brought it home. Triệu Ngũ Nương asked around and found her way to Sái Ung’s house. She applied to become a servant to the second wife. In the interview, Triệu Ngũ Nương decided to tell the truth. The second wife, feeling touched and humbled by Triệu Ngũ Nương’s sacrifices, asked her to write a poem on the painting. When Sái Ung got home, he saw the poem and recognized his wife. Both burst into tears of happiness. They were reunited and all three went back to Sái Ung’s village, built a house next to his parents’ tomb and mourned for three years. Kiều Oánh Mậu (1854-1912) was born in Đông Sàng village, Phúc Thọ district, Sơn Tây province (now belongs Hà Nội). He passed some imperial examinations and held different positions in the government. After a while, he retired and worked at Đồng Văn newspaper in Hà Nội.
Theo nhà sử học Trần Văn Giáp trong nghiên cứu của ông về sách Hán-Nôm, Tỳ Bà Quốc Âm Tân Truyện có nhiều phiên bản khác nhau và tất cả chúng đều được viết dựa trên truyện Trung Quốc "Tỳ Bà Ký" của tác giả Cao Minh. Một trong những phiên bản chữ Nôm được sáng tác bởi Kiều Oánh Mậu được khắc gỗ năm Duy Tâ Nhâm Tý 1912 do Áng Hiên Hàng Đào tàng bản. Tại lời nói đầu đề năm 1891, Kiều Oánh Mậu công nhận rằng tác phẩm của ông được lấy cảm hứng từ Tỳ Bà Ký của Cao Đông Gia (đây có lẽ là bút danh của Cao Minh). Ngoài lời giới thiệu của tác giả còn có lời giới thiệu của Nguyễn Thuật, Khiếu Năng Tĩnh, Nguyễn Khắc Vĩ, Trần Lưu Huệ, Bùi Khánh Diễn, Ngô Vi Lâm, Phạm Tạo, Nguyễn Duy Nhiếp, đặc biệt là có một bài viết có tên là "Nhuận Đính Tỳ Bà truyện tự" ("Sao chép và chỉnh sửa Tỳ Bà truyện") của Dương Khê đề năm 1900. Khi chuyển thể truyện "Tỳ Bà Ký" của Cao Minh sang chữ Nôm, Kiều Oánh Mậu giữ nguyên các giá trị nội dung cũng như hình thức của bản gốc từ tính cách nhân vật, cốt truyện đến biên niên sử của các sự kiện cũng như các triết lý đạo đức. Đó là câu chuyện về chàng Sái Ung (hay còn gọi là Bá Giai) là một người con có hiếu với cha mẹ và một người chồng yêu thương vợ. Chàng yêu và cưới Triệu Ngũ Nương bởi say mê tiếng đàn tỳ bà của nàng (Tỳ bà là một loại nhạc cụ dây truyền thống của Việt Nam giống đàn pipa của Trung Quốc. Đàn được làm bằng gỗ, với hình dạng quả lê và bốn dây làm bằng nylon, trước được làm bởi lụa xoắn). Vừa lấy vợ được hai tháng thì Sái Ung được quan bản quận tiến cử lên kinh đô Lạc Dương ứng thí. Chàng nghĩ đến cha mẹ già, vợ mới, nhà nghèo, có ý ngại, nhưng do cha ép lại được ông láng giềng họ Trương giúp đỡ nên mới đành lòng đi thi. Kỳ ấy, chàng đỗ Trạng nguyên. Nhà vua mở tiệc thiết đãi. Trong bữa tiệc, Thừa tướng họ Ngưu góa vợ, chỉ có một tiểu thư, bèn ép gả cho Trạng. Trạng dâng biểu, xin từ hôn, từ quan. Nhưng chỉ dụ ban ra, bổ Trạng làm Nghị lang, lại nhất quyết ép hôn. Trạng phải chịu nhận, nhưng lòng vẫn không nguôi nhớ cha mẹ, nhớ người vợ tao khang. Lại nghe tin quê nhà mất mùa, đói kém, muốn nhắn về hỏi thăm tin nhà. Một gã lừa đảo bèn giả tiếng người vùng Trần Lưu, đem trình một thư giả. Trạng vui mừng viết phúc đáp cho gã đem đi, nhưng chỉ mất tiền vô ích. Thấy Trạng không vui, tiểu thư gạn hỏi dò la, cuối cùng mới biết tâm sự của Trạng, bèn xin thừa tướng cho phép theo chồng về quê. Thừa tướng không muốn xa con, bàn bạc mãi, rồi sai gia nhân Lý Vượng về đón ông bà họ Sái cùng Triệu Ngũ Nương. Từ lúc chồng đi thi, Ngũ Nương dốc lòng phụng dưỡng bố mẹ chồng. Cảnh nhà túng bấn, nàng phải bán dần tư trang lo cơm nước nuôi nấng. Rồi vùng Trần Lưu ba năm liền mất mùa đói kém, quan sở tại phát chẩn. Nàng đem thân đi lĩnh chẩn, bị một viên Lý chánh họ Miêu cướp mất. May sao ông Trương láng giềng lĩnh được san cho một phần, nàng mới có gạo nấu cơm dâng cha mẹ chồng, riêng mình ăn cám dưới bếp. Mẹ chồng biết việc ấy, càng chua xót cho tình cảnh nàng dâu. Bà ngất đi, lâm bệnh rồi mất. Bố chồng cảm thương, cũng sinh bệnh nặng, trước lúc từ trần ông lạy tạ ơn nàng và cho chữ để nàng đi cải giá, nhưng nàng quyết thủ tiết đợi chồng. Lúc Sái ông mất, cửa nhà không còn gì, nàng phải cắt tóc đem bán lấy tiền tống táng, nhưng không ai mua, may nhờ Trương công giúp mới chu toàn việc hiếu. Nết hiếu của nàng làm cảm động thần linh, Sơn thần sai âm binh đắp mộ giúp. Cũng theo lời Sơn thần báo mộng, nàng ăn mặc giả dạng đạo cô, mang đàn tỳ bà lên đường về kinh tìm chồng. Trước lúc đi, nàng còn vẽ hình bố mẹ chồng đem theo để tiện bề cúng vái. Khi Lý Vượng về tới Trần Lưu thì Triệu Ngũ Nương đã đi rồi, chỉ nhờ gặp Trương lão mà biết chuyện. Triệu Ngũ Nương đến gần Lạc Dương, thấy một ngôi chùa đông người đang dự một đàn chay, bèn vào chùa. Nàng giở cây tỳ bà gảy khúc Hành hiếu. Rồi thấy sư trưởng đến thỉnh đàn, nàng bèn giở bức hình ra định khấn vái, bỗng nghe tiếng quân hầu dẹp đường rộn rịp, nàng vội lánh ra, bỏ quên bức hình. Vị quan vào chùa chính là Sái Ung. Thấy bức hoạ, chàng cho lính đem về phủ. Triệu Ngũ Nương trở lại chùa không tìm thấy bức hoạ, bèn dò la đến phủ quan, vừa gặp lúc Ngưu tiểu thư cần tuyển thị tỳ, nàng liền ứng mộ. Tiểu thư hỏi tên chồng, nàng thưa là Tế Bạch Bài (tức là Sái Bá Giai nói chệch đi), lại kể một đoạn đời sầu thảm của mình. Ướm thấy tiểu thư là người cũng khá, nàng bèn nói tên thật. Tiểu thư vừa thương vừa kính, vội nhường làm đích thất, xin nàng ngồi lên để lạy tạ công hiếu phụng thay cả phần mình. Lại thấy nàng ăn mặc lam lũ, nét mặt âu sầu, sợ ông chồng do hổ thẹn mà sinh lòng phụ bạc chăng, bèn mời nàng vào thư quán, đề thơ giãi tình cho chàng cảm động. Nàng vào, thấy bức hoạ của mình treo đó, bèn đề một bài thơ xưng tụng những người hiếu tử nghĩa phu, chê trách những kẻ phụ bạc. Quan trạng đi chầu về, ngắm bức hoạ, nhận đúng cha mẹ mình. Rồi vợ chồng gặp nhau, hỏi han than khóc. Ba vợ chồng lại vào xin thừa tướng cho về Trần Lưu chịu tang. Họ lập lều cỏ ở bên mộ Sái ông Sái bà suốt ba năm, hiếu tâm cảm động đến trời. Trong lúc ấy ở kinh, thừa tướng xin vua phong tước cho cả nhà họ Sái, khởi phục cho Sái Ung vào kinh nhậm chức, lại không quên cho tiền bạc để họ Sái trả nghĩa họ Trương. Từ ấy cha con chồng vợ xum họp vui vầy, phúc lộc toàn vẹn, tiếng thơm truyền mãi. Kiều Oánh Mậu (1854-1912) sinh ra tại xã Đông Sàng, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Năm Kỷ Mão (1879), ông thi đỗ Cử nhân, đến năm sau (Canh Thìn, 1880), thi đỗ Phó bảng dưới triều Tự Đức. Buổi đầu, ông được bổ làm Tri phủ, ít lâu sau bị giáng làm Tri huyện. Sau khi trấn nhậm nhiều nơi, ông từ quan ra giúp việc tại tòa soạn báo Đồng Văn ở Hà Nội.
Topics:
Vietnam--Literatures
Topics:
Durand, Maurice M
Accession Number:
2.0010.079
Language:
Chinese
Vietnamese
Genre:
manuscripts (AAT)
Format:
Text
Content Type:
Archives or Manuscripts
Rights:
Copyright status for collection materials is unknown. See finding aid for additional information.
The use of this image may be subject to the copyright law of the United States (Title 17, United States Code) or to site license or other rights management terms and conditions. The person using the image is liable for any infringement.
Source Title:
Maurice Durand Papers: Series II: Han Nom texts with Vietnamese
Call Number:
MS 1728
Box:
10
Folder:
79
Yale Collection:
Manuscripts and Archives
Digital Collection:
Maurice Durand Han Nom
oid pointer:
10730542
OID:
10730892
PID:
digcoll:13740

Number of Pages: 248
256.jpg?authroot=findit-uat.library.yale.edu&parentfolder=digcoll:13740&ip=3.144.109 256.jpg?authroot=findit-uat.library.yale.edu&parentfolder=digcoll:13740&ip=3.144.109 256.jpg?authroot=findit-uat.library.yale.edu&parentfolder=digcoll:13740&ip=3.144.109 256.jpg?authroot=findit-uat.library.yale.edu&parentfolder=digcoll:13740&ip=3.144.109 256.jpg?authroot=findit-uat.library.yale.edu&parentfolder=digcoll:13740&ip=3.144.109 256.jpg?authroot=findit-uat.library.yale.edu&parentfolder=digcoll:13740&ip=3.144.109 256.jpg?authroot=findit-uat.library.yale.edu&parentfolder=digcoll:13740&ip=3.144.109 256.jpg?authroot=findit-uat.library.yale.edu&parentfolder=digcoll:13740&ip=3.144.109 256.jpg?authroot=findit-uat.library.yale.edu&parentfolder=digcoll:13740&ip=3.144.109 256.jpg?authroot=findit-uat.library.yale.edu&parentfolder=digcoll:13740&ip=3.144.109